Ngày xuân đi Lễ Chùa

Không chỉ đi chùa vào đêm giao thừa và sáng mùng Một Tết, người Việt còn có phong tục đi chùa suốt cả mùa Xuân vừa để cầu mong bình an vừa vãn cảnh ngày Xuân.

YÊN TỬ
Yên Tử là nơi ra đời dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông khởi xướng. Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.
Lễ hội: Lễ hội Yên Tử từ mùng 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng Ba âm lịch

CHÙA LINH ỨNG
Chùa Linh Ứng ở Bãi Bụt, Sơn Trà, Ðà Nẵng có vị thế tựa lưng vào đỉnh Sơn Trà vững chãi, mặt nhìn ra biển Ðông, bên trái là đảo Cù lao Chàm, phải là ngọn Hải Vân ngăn che với dòng Hàn giang hiền hòa thơ mộng. 
Chùa Linh Ứng - Bãi Bụt hiện được xem là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Ðà Nẵng cả về quy mô cũng như kiến trúc nghệ thuật. Ngôi chùa mang dáng dấp hiện đại kết hợp kiến trúc chùa chiền Việt Nam với mái ngói uốn cong.
Chùa có tượng Phật Quan Thế Âm cao 67m, tương đương tòa nhà 30 tầng. Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa.

Chùa Linh Ứng - Bãi Bụt hiện được xem là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Ðà Nẵng cả về quy mô cũng như kiến trúc nghệ thuật.

CHÙA HƯƠNG
Cứ mỗi độ hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu Phật tử cùng tao nhân mặc khách lại nô nức trẩy hội chùa Hương, nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành để cầu xin những điều tốt lành cho năm mới. Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo.Hiện đã có hệ thống cáp treo để đi lên chùa Hương.
Lễ hội: Mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch

Đi thuyền trên bến Trong, bến Đục để vản cảnh chùa Hương

MIẾU BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM
Miếu tọa lạc nơi chân núi Sam, thành phố Châu Ðốc, tỉnh An Giang. Với người dân miền Tây Nam bộ, Bà Chúa Xứ có công giúp bà con sống an bình. Vì thế hàng trăm năm nay người An Giang đã lập miếu Bà Chúa Xứ, thờ tự Bà như thần. Lễ hội: Từ tháng Tư đến đầu tháng Sáu âm lịch.

CHÙA THIÊN MỤ
Ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, giữa ngã ba sông Hương là một trong những biểu tượng nổi tiếng của xứ Huế. Sau nhiều năm được các triều đại vua chúa trùng tu, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Ðàng Trong. Ðứng từ chùa, bạn có thể nhìn thấy cảnh đẹp bình yên của sông Hương êm đềm bên dưới.

Chùa Thiên Mụ nằm trên một ngịn đồi nhìn xuống sông Hương

CHÙA BÁI ĐÍNH
Chùa Bái Ðính là một quần thể chùa sở hữu nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Ðông Nam Á...  

Chùa Bái Ðính là một quần thể chùa sở hữu nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á

Quần thể chùa Bái Ðính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng cũng mang đậm lối kiến trúc chùa truyền thống Việt Nam với những mái đình cong vút. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng. Khu chùa Bái Ðính mới được báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Ðông Nam Á.
Lễ hội: Lễ hội chùa Bái Ðính diễn ra từ chiều ngày mùng Một Tết, khai mạc ngày mùng Sáu Tết và kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch.

** MÁCH NHỎ:
Chùm tour hành hương của Saigontourist với các điểm đến tâm linh trong và ngoài nước sẽ khởi hành liên tục trong dịp Tết. Tham khảo lịch khởi hành tại website: saigontourist.net hoặc Hotline: 1900 1808.

Tuyến điểm: Việt Nam

related image

Ban Mê mùa “Tuyết cà phê”

Xem thêm
related image

Cơm Hến, món ăn đậm hồn Huế

Xem thêm
related image

Để hành trình với bé thật vui

Xem thêm