Khám phá "cổng địa ngục" ở thành phố cổ Hierapolis

Nhắc đến Hierapolis, những người đam mê ngành khảo cổ, địa lý và lịch sử sẽ nhớ đến những dòng suối nước nóng chữa bệnh nổi tiếng. Giờ đây, khi đặt chân đến Hierapolis, những gì còn sót lại của một thành phố một thời vang bóng khác chỉ còn lại cánh cổng có kiến trúc cầu kỳ với hai ngọn tháp khổng lồ và ba mái vòm dẫn đến một con đường lát đá dài. 
Đó là những tàn tích ít ỏi nhưng vẫn chứng tỏ sự hùng mạnh của một đế chế. Có thể những gì còn sót lại ở Hierapolis không quá nhiều nhưng những gì vùng đất này đã và từng có mới là thứ khiến những người đặt chân đến choáng ngợp.

CÁNH CỔNG CỦA DOMITIAN
Cũng như hầu hết những cánh cổng vào thành của các thành phố ở thế giới cổ đại, cánh cổng của Hierapolis thể hiện sự sùng bái của chủ nhân đối với các vị thần hay người cai trị của họ. Với người dân Hierapolis ở hàng ngàn năm trước, vị thần đó chính là hoàng đế La Ma Domitian. 
Lịch sử ghi nhận, Domitian là một trong những vị hoàng đế đầu tiên tự tuyên bố với dân chúng mình là một vị thần. Vì vậy, những ai bước vào cánh cổng Domitian đều mặc nhiên cho rằng Domitian chính là vị thần bảo hộ cho họ, họ tôn vinh và tuân theo mệnh lệnh của ngài. Rõ ràng, những tín đồ đầu tiên đã được chọn sống ở Hierapolis chính là những kẻ làm công việc phụng sự và thờ cúng Caesar (Domitian) hoặc là để thờ phụng Đức chúa trời. 
Theo truyền thuyết của nhà thờ cổ đại, nhà truyền giáo đầu tiên của Hierapolis mang tên Philip, là đệ tử của Chúa Jesus. Philip đã từ chối thừa nhận Domitian là thần. Philip và các con chiên của ông tuyên bố rằng Chúa Jesus là duy nhất và là người đứng đầu, là vua của các vị vua. Dĩ nhiên, Domitian đã vô cùng tức giận và xử tử Philip. Ngày nay ở trên một ngọn đồi gần Hierapolis vẫn còn một ngôi nhà nhỏ còn sót lại gọi là Nhà thờ mộ Thánh của Philip.

Lối vào thành phố cổ thời La Mã rộng 14m với mái vòm lớn và vững chãi

ĐỀN APOLLO VÀ PLUTONIUM
Hierapolis cũng là địa điểm của đền thờ thần Apollo (thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật) và thần Plutonium (thần cai quản địa ngục). Bên trong hai ngôi đền có một đài phun nước gọi là Nymphia. Nymphia được xem như một lời nhắc nhở cho mọi người luôn nhớ rằng thần Apollo chính là vị thần mang đến nguồn sống cho con người. 
Bên cạnh ngôi đền là một cái lỗ bí mật nằm trên mặt đất được biết đến như thần Plutonium, chiếc lỗ của Quỷ hay Cánh cổng đến địa ngục. Theo đó, chiếc lỗ bí mật của đền được cho là lối đi đến với vùng đất của thần Hades (thần cai quản địa ngục). Bên trong chiếc lỗ được thiết kế để phát ra một loại khí độc có thể giết chết bất cứ một sinh vật nào lỡ dại đi vào. Tuy nhiên, theo các nhà khảo cổ, những người trông nom việc thờ phụng của ngôi đền dường như đã có cách nín thở hoặc có một chiếc mặt nạ để đi vào chiếc lỗ tử thần đó.

Phần sót lại của đền Apollo chỉ còn là những cột đá cẩm thạch

SÂN KHẤU VÀ NHÀ TẮM NGOÀI TRỜI
Cũng giống như nhiều thành phố được xây ở thời cổ đại, một trong những tuyệt tác của Hierapolis chính là sân khấu ngoài trời khổng lồ. Đây là nơi những người cai trị tổ chức các nghi lễ tế lễ hiến dâng tới các vị thần linh. Ngày nay, sân khấu ngoài trời ở Hierapolis vẫn còn có thể thấy hình ảnh của các vị thần được chạm khắc vào những tảng đá xây nên nhà hát. 
Thế nhưng phần nổi tiếng nhất của Hierapolis chính là những suối nước khoáng nóng. Suối khoáng nóng ở Hierapolis được xem là phòng tắm khoáng nóng lớn nhất trong số các quốc gia ở vùng tiểu á. Suối khoáng nóng có thể chứa hàng trăm người và là nơi chữa bệnh tuyệt vời. 

Nhà hát được xây dựng vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên với 45 hàng ghế với 15.000 chỗ ngồi

MÁCH NHỎ:
Từ Hà Nội: Hành trình Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ. Khởi hành: 22/5 và 25/7. 
Giá: từ 58.900.000đ. Từ TP. HCM: Hành trình Thổ Nhĩ Kỳ - Xem show trình diễn ánh sáng 3D. Khởi hành: 30/5, 20/7, 31/8, 28/9 và 19/10. Giá: từ 29.999.000đ. Tham khảo chương trình tour tại website: https://saigontourist.net/vi/tour/tour-tho-nhi-ky

Tuyến điểm: Thổ Nhĩ Kỳ

related image

Cappadocia xứ sở thần tiên

Xem thêm
related image

Nhìn những bức ảnh này, bạn sẽ muốn đến Thổ Nhĩ Kỳ ngay

Xem thêm
related image

“Lâu đài bông” địa điểm check-in sống ảo mới nhất

Xem thêm